Bệnh cúm A là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm A gây ra. Bệnh có thể lây lan từ người sang người qua đường hô hấp, khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện,…

Đối tượng nào dễ bị cúm A?

 

Cúm A
Trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn trên 65 tuổi,.. là đối tượng dễ mắc cúm A

Tuy rằng cúm A là một bệnh truyền nhiễm mà ai cũng có thể mắc phải, nhưng một vài những đối tượng sẽ thuộc nhóm có nguy cơ cao hơn.

Những người này phải đặc biệt cẩn trọng để bảo vệ sức đề kháng của mình, từ đó ngăn ngừa bệnh lây lan nhanh chóng. Dưới đây là các nhóm người được khuyến cáo là dễ bị mắc cúm A:

Trẻ em dưới 5 tuổi: Trong nhóm này, trẻ em dưới 2 tuổi là có nguy cơ nhiễm cúm A cao nhất. Bởi vì, ở độ tuổi này, hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ chưa phát triển đầy đủ. Vì thế, virus cúm A rất dễ tấn công và xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.

Người lớn trên 65 tuổi: Tương tự như trẻ nhỏ, người cao tuổi cũng có hệ miễn dịch yếu kém. Vì thế, nguy cơ nhiễm cúm A và phát triển các biến chứng nguy hiểm sẽ cao hơn bình thường.

Người mắc bệnh mãn tính: Những người mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh tim mạch, suy thận, suy gan và suy giảm miễn dịch cũng thuộc nhóm có nguy cơ cao bị cúm A.

Phụ nữ mang thai: Đặc biệt là trong 3 tháng giữa và cuối thai kỳ, phụ nữ mang thai nên đặc biệt cẩn trọng. Cúm A có thể gây ra biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

Bệnh nhân suy giảm khả năng nhận thức và rối loạn thần kinh: Những người này thường có hệ miễn dịch yếu kém và không thể tự nhận biết được triệu chứng cúm A.

Cúm A có thể gây ra các triệu chứng như:

 

Cúm A
Triệu chứng của Cúm A như Sốt, ho, hắt hơi, mệt mỏi, đau đầu,…

 

Các dấu hiệu của cúm A thường xuất hiện đột ngột và dễ nhận biết như ho, chảy mũi, nghẹt mũi, đau đầu, sốt, mệt mỏi, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể.

Đôi khi các triệu chứng này tự hết mà không cần điều trị đặc biệt.

Tuy nhiên, nếu các triệu chứng kéo dài nhiều ngày mà không cải thiện, bạn cần đến gặp ngay bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời tránh các biến chứng.

Bệnh nhân cúm A diễn biến nặng có thể gây nhiễm trùng tai, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, ho khan, sốt cao gây co giật, tức ngực, viêm phổi và gây nặng lên các vấn đề về tim mạch.

Rất khó phân biệt sốt do cúm A với sốt do nhiễm virus  khác, nhưng các trường hợp sốt cao do cúm A thường kéo dài hơn.

Đối với những người có hệ miễn dịch yếu như người lớn tuổi, trẻ em, phụ nữ có thai thì cần theo dõi kĩ vì trong một số trường hợp biến chứng của cúm A có thể gây tử vong.

Trong một số trường hợp, bệnh cúm A có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, bao gồm:

Cúm A
Các biến chứng nguy hiểm của Cúm A như Viêm Phổi, Viêm tai giữa,…

Cúm A thường tiến triển không quá nặng, tuy nhiên đối với những người mắc bệnh lý về tim mạch, hô hấp hoặc các trẻ nhỏ và người lớn tuổi thường sẽ trở nặng, có thể gây tử vong.

Biến chứng viêm phổi thường gặp ở đối tượng trẻ em, người trên 65 tuổi, người mắc bệnh mạn tính, bệnh mạch vành, suy tim, đái tháo đường,…

Ngoài ra, bệnh còn gây viêm tai giữa, viêm xoang, nhiễm trùng đường tiết niệu và một số triệu chứng như sốt cao, khó thở, phủ phổi, tím tái.

Với phụ nữ mang thai, nếu mắc cúm A có thể gây biến chứng viêm phổi và sẩy thai. Biến chứng nguy hiểm nhất của cúm A là phù não và tổn thương gan trầm trọng, tỷ lệ tử vong cao.

Để phòng tránh bệnh cúm A, cần thực hiện các biện pháp sau:

Tiêm vaccine cúm hàng năm

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch

Che miệng và mũi khi ho, hắt hơi

Tránh tiếp xúc với người bệnh

Nếu có các triệu chứng của bệnh cúm A, cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Ngoài ra, người nhiễm cúm A có thể cân nhắc sử dụng kết hợp sản phẩm có chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên an toàn, lành tính sau đây:

 

Xịt họng keo ong shinevy bee
Xịt họng Keo ong Shinevy Bee có chức năng giảm đau rát họng, kháng khuẩn, khử hôi miệng.